Chuyên viên Nguyễn Thị Thu Huyền,Ăngìkhigannhiễmmỡlast christmas Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội, cho biết gan nhiễm mỡ có xu hướng trẻ hóa, xảy ra ở mọi độ tuổi. Song, người có thói quen ăn uống thiếu khoa học như nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, uống nhiều nước ngọt, rượu bia... dễ mắc bệnh hơn.
Gan nhiễm mỡ khi chất béo tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Hiện, bệnh chưa có thuốc đặc trị, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện tình trạng. Người bệnh cần hạn chế rượu bia, duy trì chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, cân đối 4 nhóm chất gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là những thực phẩm có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Sữa hạnh nhân hoặc sữa ít béocung cấp canxi và vitamin D góp phần ngăn ngừa gan nhiễm mỡ phát triển. Mỗi người nên uống tối đa ba ly sữa hạnh nhân, sữa ít béo mỗi ngày. Nên bổ sung canxi và vitamin D nếu thiếu hụt, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cà phêlàm giảm tính thấm của đường ruột, khiến cơ thể khó hấp thu chất béo hơn, giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Người bệnh có thể uống cà phê đen, nguyên chất không thêm đường, sữa.
Nhộng tằm và nấm hươngđều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm đạm, vitamin và khoáng chất (B, C, D, canxi, nhôm, sắt, magie...). Chất đạm trong nhộng tằm có giá trị cao hơn chất đạm trong cá, đậu nành và thịt bò, làm giảm mỡ trong gan thông qua điều hòa quá trình tạo lipid. Nhộng tằm hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, đồng thời làm giảm cholesterol, thanh lọc gan, cải thiện chức năng gan.
Nấm hương chứa eritadenine, chuyển đổi cholesterol không lành mạnh thành axit amin. Thành phần polysaccharide trong nấm có thể tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sản xuất tế bào lympho, bảo vệ khỏi các tác nhân xấu. Người bị gan nhiễm mỡ có thể ăn nhộng tằm, nấm hương hàng ngày.
Các loại hạtnhư đậu nành, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đậu phộng... giàu axit béo lành mạnh omega-3, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất xơ có tác dụng hạ lipid máu, axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa làm giảm tình trạng kháng insulin, cholesterol trong máu, giảm chất béo trong gan...
Quả mọngnhư dâu tây, nho, phúc bồn tử, kiwi giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Chế độ ăn trái cây hợp lý giúp giữ cân nặng ổn định, tốt cho sức khỏe, phòng gan nhiễm mỡ chuyển biến xấu. Không nên ăn quá 600 g trái cây một ngày.
Các loại rau xanhchứa nhiều chất xơ và vitamin, nhất là vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, góp phần tăng cường khả năng miễn dịch, kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol ở người bệnh gan nhiễm mỡ.
Cá béonhư cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá trích... có các dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhất là giàu axit béo omega-3. Nhóm dưỡng chất này góp phần chống viêm, tăng HDL, giảm nồng độ triglyceride trong máu - nguyên nhân chính gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Tăng cường protein từ cá trong thực đơn, giảm tiêu thụ chất béo từ động vật để tốt cho sức khỏe.
Tỏichứa hàm lượng allicin sulfur dồi dào, có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol xấu và đào thải ra khỏi cơ thể. Tỏi còn có thể ức chế tổng hợp của cholesterol, men fructose để lipid ở gan không bị lắng đọng, qua đó, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Củ nghệ chứa hoạt chất curcumin có khả năng loại bỏ các tác động của nồng độ leptin, kích hoạt các tế bào, làm giảm quá trình hủy hoại gan. Bạn có thể dùng nghệ để chế biến thức ăn hàng ngày. Dùng bột nghệ pha với nước ấm, thêm chút mật ong, uống vào mỗi buổi sáng. Kết hợp nghệ với trà xanh, vỏ quýt sấy hoặc phơi khô, tán nhuyễn rồi sắc nước uống.
Trà lá senvới các thành phần alkaloid, nuciferin, axit citric, vitamin C... có công dụng giảm cholesterol, làm tăng tính đàn hồi của thành mạch và góp phần ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan. Dùng lá sen phơi khô pha với nước sôi uống như trà, tối đa 3 g lá sen khô mỗi ngày.
Gần 30 triệu người Việt bị gan nhiễm mỡ theo thông tin của Bộ Y tế. Gan nhiễm mỡ không phát hiện và điều chỉnh sớm có thể làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh được phát hiện sớm có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, có chế độ dinh dưỡng khoa học, tập thể dục, bổ sung các tinh chất từ thiên nhiên.
Quyên Phan
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |